MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG DỊP TẾT TRUNG THU
An toàn thực phẩm là vấn đề được xã hội quan tâm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe con người, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm luôn được đặt lên hàng đầu, với
nhiều biện pháp hiệu quả nhằm hạn chế ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua
thực phẩm.
Tết Trung Thu năm 2023 đang đến gần là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn trong năm,
nhất là các thực phẩm thịt, cá, trứng, bánh, kẹo, nước giải khát, các loại hạt có dầu... Để đáp
ứng nhu cầu của thị trường, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cũng gia tăng việc
sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, nếu không kiểm soát tốt, thực phẩm không an
toàn sẽ trà trộn làm tăng nguy cơ gây ngộ độc và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu
dùng. Theo thống kê của Bộ Y tế trên cả nước từ đầu năm đến nay đã ghi nhận 56 vụ ngộ
độc thực phẩm với 1.526 người bị ngộ độc trong đó có 5 người tử vong…Nguyên nhân là
do môi trường ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến vật nuôi và cây trồng; do lượng tồn dư
thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản trong rau, quả, tồn dư thuốc thú y trong thịt gây ảnh
hưởng đến chất lượng thực phẩm; nguồn thực phẩm cung cấp cho các bếp ăn tập thể khó
kiểm soát, trên thị trường xuất hiện nhiều mặt hàng thực phẩm có chứa phụ gia thực phẩm
không được phép sử dụng, thực phẩm bảo quản không đúng cách, thực phẩm quá hạn sử
dụng, thực phẩm nhập lậu, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng trà trộn
gây mất VSATTP, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng.
Để đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung Thu, UBND xã Hải Ninh đề nghị
các tổ chức, cơ sở kinh doanh, hộ gia đình trên địa bàn xã hãy thực hiện tốt một số các biện
pháp vệ sinh an toàn thực phẩm, cụ thể như sau:
Rửa tay sạch bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay trước và sau
khi ăn, uống nước đã đun sôi để nguội hoặc đã qua thiết bị tinh lọc, thức ăn chín để quá bữa,
quá giờ phải được bảo quản lạnh dưới 100C, phải được hâm lại kỹ; che đậy thực phẩm để
tránh côn trùng và các động vật khác. Thức ăn để sau 3 ngày không nên ăn vì không còn giá
trị dinh dưỡng, rất dễ có nguy cơ lên men, tiềm ẩn nguy cơ bị ngộ độc. Các dụng cụ chế biến
thực phẩm như: dao, thớt, đũa, thìa, que gắp cần phải được khử trùng trước khi chế biến thực
phẩm, rau, củ, quả tươi, đặc biệt là thức ăn sống phải được ngâm kỹ rồi rửa lại vài lần bằng
nước sạch hoặc dưới vòi nước chảy.
Khi đi mua hàng người dân hãy cảnh giác và thực hiện các nguyên tắc khi mua hàng
“Nói không với thực phẩm trôi nổi” trên thị trường, không mua những thực phẩm mà trên
sản phẩm không ghi rõ tên sản phẩm, không rõ nguồn gốc xuất xứ, địa chỉ của nhà sản xuất
và không ghi hạn sử dụng.
Các bậc phụ huynh nhắc nhở con em mình thực hiện tốt các quy định về vệ sinh an
toàn thực phẩm, đồng thời giáo dục con em mình không nên ăn uống ở các hàng quán ngoài
đường không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đối với các cửa hàng, cơ sở kinh doanh ăn uống, cần thực hiện tốt một số việc sau:
Người chế biến thức ăn, đồ uống, phục vụ ăn uống cần lựa chọn kỹ càng các loại thực
phẩm trước khi chế biến cho khách. Thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Không sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng.
Nghiêm cấm việc sử dụng phụ gia không rõ nguồn gốc, không nằm trong danh mục được
phép sử dụng, phải đeo khẩu trang, găng tay khi chế biến, tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, thực
phẩm, khách hàng.
Không bắt tay, hạn chế tiếp xúc với khách hàng (nếu có thể), giữ khoảng cách an toàn
khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Khu vực chế biến thức ăn, đồ uống phải có nơi rửa tay,
đủ nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay cho người sơ chế, chế biến thực
phẩm, đồ uống.
Khu vực ăn uống phải có nơi rửa tay, có đủ nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát
khuẩn tay; đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát, đủ bàn ghế và bố trí khoảng cách tối thiểu 2m giữa
người với người hoặc giữ khoảng cách tối thiểu 1m, có tấm chắn, có đủ dụng cụ ăn uống bảo
đảm riêng biệt cho từng khách hàng không sử dụng chung và được vệ sinh sạch sẽ, khử
khuẩn trước và sau khi sử dụng nếu sử dụng lại. Có đủ thùng đựng rác, có nắp đậy và có lót
túi.
Đối với người ăn uống, yêu cầu phải rửa tay sạch bằng xà phòng và nước sạch hoặc
dung dịch sát khuẩn tay trước và sau khi ăn uống; giữ vệ sinh, hạn chế di chuyển, không nói
to, cười đùa trong khi ăn uống. Đảm bảo khách hàng không dùng chung các đồ dùng như
cốc, chai nước, khăn tay…
Đối với các suất ăn sẵn, thực phẩm chuyển đi phải được bao gói trong hộp/túi kín, an
toàn và bảo quản theo quy định trong suốt quá trình vận chuyển.
Không được sử dụng trái phép lòng đường, vỉa hè, hành lang, lối đi chung để chế biến,
sản xuất kinh doanh thức ăn đường phố.
Đối với các cửa hàng kinh doanh thực phẩm tươi sống:
Mua nguồn thực phẩm phải qua chứng nhận kiểm dịch, đảm bảo an toàn vệ sinh, an
toàn thực phẩm của cơ quan y tế, Thú y; bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp, đảm bảo
thực phẩm không bị hỏng, biến đổi chất. Các cơ sở kinh doanh động vật giết mổ không được
phép bán các loại động vật chưa được kiểm chứng của cơ quan y tế ra bên ngoài; giữ gìn vệ
sinh nơi sơ chế thực phẩm.
Thưa toàn thể nhân dân!
Việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
trong chiến lược chăm sóc, bảo vệ sức khỏe con người và còn là quyền cơ bản của mỗi người
dân; an toàn thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, phát triển giống nòi, tăng cường
nguồn lực con người, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội và hỗ trợ đắc lực cho việc
giảm nghèo bền vững ở mỗi địa phương.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Các
loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng
nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Các loại
phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, sản xuất bánh
kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai… Nhiều loại thịt bán trên thị trường
không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất
lượng và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký
với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá các chương trình hành động đảm bảo
chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn cầu đã xác định được nguyên nhân chính gây
tử vong ở trẻ em là các bệnh đường ruột, phổ biến là tiêu chảy. Đồng thời cũng nhận thấy
nguyên nhân gây các bệnh trên là do thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Ở Việt Nam, theo thống kê
của Bộ Y tế, trong 10 nguyên nhân gây tử vong thì nguyên nhân do vi sinh vật gây bệnh
đường ruột đứng thứ 2
Các tác nhân gây ngộ độc thực phẩm:
1. Chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
2. Thức ăn để ngoài không khí nóng quá lâu.
3. Ăn uống ngoài đường, vỉa mưa, nhất là ở những hàng quán mất vệ sinh, xe cộ qua lại, gần
cống thải, nơi tập kết rác thải công cộng.
4. Thường xuyên ôm ấp, âu yếm các con vật nuôi khiến trẻ em dễ bị dính lông của những con
vật này và lại dính vào thức ăn và đưa vào miệng.
5. Thức ăn không được nấu chín kĩ để tiêu diệt các vi khuẩn, thay vào đó, vi khuẩn có cơ hội
nhân lên và phá hủy thức ăn.
6. Hoa quả và rau xanh chưa được rửa sạch đúng cách.
7. Nấu đồ ăn với nước bị ô nhiễm
Các bệnh thường gặp do nhiễm khuẩn - nhiễm độc thức ăn:
1. Bệnh tả, bệnh viêm ruột- dạ dày, bệnh viêm cấp tiểu- đại tràng do vi khuẩn và độc
tố ruột; bệnh viêm dạ dày - tiểu tràng cấp và nhiễm độc toàn thân do ngoại độc tố tụ cầu
vàng, do ăn thức ăn nguội hoặc kể cả các thức ăn nhiễm tụ cầu đã được nấu chín, thường gặp
nhất là các món sốt trứng, thịt nguội.
2. Bệnh nhiễm độc tố độc thịt gây viêm dạ dày, ruột và nhiễm độc cơ quan thần kinh
và toàn thân. Thường độc tố độc thịt có trong đồ hộp thịt và các sản phẩm thịt, trong sản
phẩm rau quả chế biến bị nhiễm Clostridium botulinum từ các môi trường đất, nước, trong
ruột động vật như cá, gia súc, trong ruột người, trong thịt, rau quả...
3. Bệnh viêm dạ dày- ruột kiểu tả hoặc tiêu chảy có hội chứng lỵ do Ăn uống thực
phẩm chưa nấu chín bị ô nhiễm như hải sản sống, mắm tôm sống...
4. Hội chứng viêm ruột, viêm não, màng não hay nhiễm khuẩn huyết do ăn tiết canh.
Vì thế để đảm bảo sức khỏe một cách tốt nhất người dân cần chủ động trong việc
phòng chống ngộ độc thực phẩm.
Làm gì để bảo vệ sức khỏe?
1. Chọn thực phẩm an toàn: mua thực phẩm tại các siêu thị, các cửa hàng, tiệm tạp
hóa và những nơi tuân thủ đúng các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Không nên ăn các
hải sản tươi sống, mắm tôm sống, tiết canh. vì nguồn bệnh có thể ở trong đó và lây bệnh.
2. Nấu kĩ thức ăn: thực phẩm tươi sống dễ chứa các mầm bệnh, là môi trường thuận
lợi cho vi khuẩn phát triển, khi gia nhiệt đun kỹ đun với nhiệt độ ít nhất là 70oC trong 15
phút thì có thể giết chết vi khuẩn. Thực hiện ăn chín uống sôi để đảm bảo an toàn thực phẩm.
3. Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín:Thực phẩm nấu chín nguội dần khi để ở
nhiệt độ thường, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển. Thời gian để càng lâu,
nguy cơ nhiễm khuẩn càng cao. An toàn nhất, chúng ta nên ăn ngay thức ăn khi vừa được
nấu chín.
4. Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín, bảo quản ở nhiệt độ an toàn: nếu bạn
muốn bảo quản thực phẩm quá 2 tiếng phải được bảo quản các thực phẩm đó ở điều kiện
nhiệt độ nóng (gần hoặc trên 60oC), hoặc lạnh (gần hoặc dưới 5oC). Tất cả loại thực phẩm
cho trẻ em không nên bảo quản. Không bảo quản số lượng lớn thực phẩm trong tủ lạnh.
5. Đun kĩ lại thực phẩm trước khi ăn: Đây là nguyên tắc tốt nhất dể tránh cho vi
khuẩn phát triển trong quá trình bảo quản thực phẩm.
6. Không để lẫn thực phẩm sống và chín: Thực phẩm nấu chín có thể bị ô nhiễm qua
tiếp xúc với thực phẩm sống. Ví dụ, không chế biến thịt sống và sau đó dùng chung thớt và
dao để thái thịt đã nấu chin, không để chung thực phẩm sống và chín trong 1 tủ bảo quản (tủ
lạnh). Làm như vậy sẽ tái sản sinh các sinh vật gây bệnh truyền qua đường thực phẩm.
7. Luôn giữ tay chế biến thực phẩm sạch sẽ: Rửa tay kĩ trước khi chế biến thực phẩm
và sau khi có những công việc khác làm gián đoạn quá trình chế biến như sau khi đi vệ sinh
hoặc tiếp xúc với các nguồn dễ gây ô nhiễm khác. Sau khi chế biến thực phẩm sống, chẳng
hạn như cá, thịt hoặc thịt gia cầm, bạn nhớ nên rửa tay lại thật sạch trước khi bạn chế biến
các thực phẩm khác. Và nếu tay bạn có vết thương, phải băng và bọc kín vết thương trước
khi chế biến thực phẩm. Và luôn nhớ chính những con vật nuôi trong nhà như: chó, mèo,
chim thường là những tác nhân gây bệnh nguy hiểm mà có thể truyền qua tay của bạn vào
thực phẩm.
8. Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ: Thực phẩm rất dễ bị ô nhiễm, bất
kỳ bề mặt nào sử dụng để tiếp xúc thực phẩm phải được giữ sạch sẽ. Chỉ cần một mẫu nhỏ
thực phẩm cũng sẽ là nguyên nhân tiềm ẩn của các mầm bệnh. Khăn lau bát đĩa và các dụng
cụ nấu nướng phải được thay và đem luộc thường xuyên trước khi tái sử dụng. Khăn lau sàn
nhà bếp cũng phải được giặt sạch sẽ.
9. Bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các loài động vật
khác: Động vật thường chứa các vi sinh vật gây bệnh truyền qua đường thực phẩm. Cách tốt nhất
bạn nên bảo quản thực phẩm bằng cách đựng thực phẩm trong các hộp kín có đậy nắp.
10. Sử dụng nguồn nước sạch: sử dụng nguồn nước sạch để ăn uống, đun sôi nước
trước khi làm đá cho các đồ uống.
Không chỉ bữa ăn ngày Lễ, Tết mà kể cả bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình, An toàn
thực phẩm luôn là mối quan tâm của cả cộng đồng. Vì vậy, mỗi cá nhân hãy là người tiêu
dùng sáng suốt lựa chọn những loại bánh, kẹo, nước giải khát các loại thực phẩm sạch, thực
phẩm an toàn, thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và cần tuân thủ về vệ sinh an toàn
thực phẩm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, phòng tránh các bệnh ngộ độc thực
phẩm nguy hiểm, đón tết Trung Thu năm 2023 an toàn, mạnh khoẻ và ý nghĩa.
Ban VHTT